Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Thanh Hóa quê choa

Không rõ từ bao giờ, trong dân gian lưu truyền một bài thơ khá độc đáo về Thanh Hóa. Có người nói rằng đó là bài thơ do những người Thanh Hóa có tính tự trào làm ra, mỗi người góp một vài câu mà thành. Cũng có ý kiến cho rằng đây là sáng tác của một tác giả nhưng không ở đâu xuất bản nên trở thành tác phẩm khuyết danh. Hiện có mấy dị bản như sau:

I.Thanh Hóa Quê Choa I

1. Thanh Hóa quê ta,
Khu Bốn đuổi ra,
Khu Ba đuổi vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là miền Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" dô tá dô tà "
Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng cây rau má.
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội,
Vượt cả núi non,
Có cái cầu con,
Gọi là cầu Bố.
Mấy cây lố nhố,
Thì gọi Rừng Thông,
Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu
Làng xóm tiêu điều :
Nông thôn đổi mới !
-------------------------------

2. Thanh Hoa quê choa II

Thanh Hóa quê choa
Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào
Bỏ chạy sang Lào, nước Lào không nhận
Tức mình nổi giận, lập quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng là đất Nông Cống
Quốc ca chính thống: “dô tá dô tà”
Nông nghiệp nước nhà: toàn cây rau má
Biển khơi lắm cá: mười mẻ một cân
Nhà máy phân lân: một năm hai tạ
Vang tiếng xa gần, nem chua toàn lá
Cần cù vất vả, rau má thay cơm
Còn công nghiệp hoá, là phá đường tàu
Đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại
Thiên nhiên ưu đãi, lũ lụt triền miên
Có nhiều nhất miền, là đất pha cát
Rừng xanh bát ngát, là rặng phi lao
Gió mát rì rào: gió Lào nóng hổi
Công trình nổi trội, vượt cả núi non
Núi to bỏ ông – gọi là núi Chẹt
Núi bằng cái mẹt – lại gọi núi Voi
Ai đến mà coi – Quốc gia Thanh Hoá
Công nghiệp bứt phá – là phá đường tầu
Mục tiêu hàng hàng đầu: Luồng, lang, lạc, lá
Làm ăn khấm khá, trong nhiều chữ L
Cái cầu đơn sơ gọi là cầu Bố
Hàng cây lố nhố gọi là Rừng Thông
Con gái chưa chồng, đặt vòng tránh đẻ
Thanh niên trai trẻ, lại sớm về hưu
Làng xóm tiêu điều: Nông thôn đổi mới!
Dựa vào vách đá – bắn được máy bay
Đàn lợn thả ngày – “kinh tế hiện đại”
Sản phẩm hàng đầu: toàn chum với vại
Mấy bà đứng đái: “thuỷ lợi tưới tiêu”
Phá đường tàu nhiều, rau không kịp mọc
Trẻ con đi học: thường nắm đuôi trâu
Tiết kiệm xăng dầu: bơi qua sông Mã…..

----------------------

3. Bài ca Thanh Hóa

Khu bốn đẩy ra
Khu ba đẩy vào
Đẩy sang Lào, Lào không nhận
Đùng đùng nổi giận
Lập Quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng gọi tên: Nông Cống
Quốc ca truyền thống: Dô tả dô hầy
Trên lá quốc kầy (kỳ) là: hình rau Má
Nền công nghiệp hoá là phá đường tàu
(Nhà nào thiếu đá thì phá đường tàu)
Kinh tế tiến mau, nợ 3 tỷ bẩy (những năm 1985)
Nói thì hết xẩy, làm chẳng ra gì
Cây cầu tí ti , gọi là cầu Bố
Mấy cây lố nhố gọi là Rừng Thông
Núi to bỏ ông gọi là núi Chẹt
Núi bằng cái mẹt gọi là núi Voi
Ai đến mà coi, Quốc gia Thanh Hóa.

Dân Thanh Hoá,
Ăn rau má
Phá đường tàu
Nắm đuôi trâu
bơi qua sông Mã

Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.

(sưu tầm)
_______________________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét